Tổng quan về Search Engine Optimization (SEO)

SEO là gì?

SEO là quá trình tối ưu hóa web pages để chúng ta được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo... thông qua những từ khóa xác định. SEO được chia làm 2 phần : on-page optimization và off-page optimization. On-page optimization là cách bạn thiết trang web, coding... . Off-page optimization là quá trình phổ biến trang web của bạn đến với nhiều người.

Lựa Chọn đúng từ khóa (keywords).

Vấn đề cốt lõi của việc tối ưu hóa là những từ khóa, cụm từ (key phrases) mà bạn muốn đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của search engine. Khi chọn lựa từ khóa bạn phải khảo sát thị trường (lĩnh vực bạn đang bán sản phẩm) từ khóa đó được tìm kiếm bao nhiêu lần trong tháng, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh với bạn đối với từ khóa đó.

Ví dụ : Bạn bán sản phẩm thuốc giảm cân ( weight loss pill) sử dụng công cụ khảo sát từ khóa ( keyword research tools) bạn có kết quả như sau :

Quote
weight loss 9,714.4 /day
weight loss pill 2,346.6 /day
best weight loss program 1,388.5 /day
la weight loss 1,141.8 /day
weight loss program 1,105.2 /day
weight loss surgery 702.1 /day
weight loss diet 684.7 /day
fast weight loss 515.2 /day


Rất nhiều người cố gắng tồi ưu hóa cho từ khóa "weight loss" vì nó nhận được rất nhiều search hàng ngày. Tuy nhiên keyword này thì không phải là keyword tiềm năng đối với thị trường weight loss pill mà bạn đang nhắm đến, người ta sử dụng keyword này có thể để tìm kiếm những site liên quan đến weight loss surgery...

Có rất nhiều từ khóa liên quan đến thị trường mục tiêu của bạn, một khi bạn tìm thấy chúng, bạn cần phải thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh và số lần keyword đó được sử dụng để tìm kiếm, từ đó bạn có số liệu thống kê : keyword phrase đó có tính cạnh tranh như thế nào, khả năng đạt được thứ hạng cao có quá khó không. Bạn nên nhớ rằng :

- Search Engine xem xét từng trang web của một website, vì thế việc tối ưu hóa phại được thực hiện trên từng trang web cụ thể.
- keyword càng mang tính tập trung (targeted keyword) thì càng nhận được ít lượng truy cập (traffic), nhưng traffic này sẽ mang đến cho bạn những khách hàng tiềm năng, những người này đang rất quan tâm đến lĩnh vực của bạn và khả năng họ mua hàng hoặc dịch vụ của bạn là rất cao.
- Nên chọn 2-3 targeted keyword cho mỗi trang web trên site của bạn.
Ở ví dụ trên tôi sử dụng keyword research tool miễn phí của DigitalPoint : Free Keyword Suggestion Tool (Wordtracker Suggestion Tool & Overture Bid Tool Combined) & Keyword Generator

On-page SEO

Search Engine thì liên tục hoàn thiện thuật toán để mà có thể cung cấp cho người dùng những kết quả tốt nhất ( những website chất lượng). Một website có chất lượng là site mang đến cho khách viếng thăm những thông tin bổ ích vì thế sau khi đã chọn keyword, công việc tiếp theo của bạn là xây dựng nội dung trang web liên quan đến keyword đó.

On-page SEO có nghĩa là tối ưu hóa các mã trên trang web, vì thế bạn cần chú ý những điều sau đây:

1. Title Tag : thẻ tiêu đề

Title tag là trong những một nhân tố quan trọng trong việc đạt được thứ hạng cao. Tile tag thì rất cần thiết trong mã HTML, nó tạo ra những từ mà xuất hiện trên thanh tiêu đề của trinh duyệt. Thường thì title tage là yếu tố đầu tiên trong thẻ <Head>, tiếp theo là Meta Description và Meta Keywords tags. Một số qui luật chung bạn nên tuân theo khi optimize title tag:

- Sử dụng 5-7 từ và tối đa 65 ký tự cho title tag.
- Nếu có thể, đừng nên sử dụng những từ được gọi là stop word như "a, and, or.."
- Tránh spam: đừng nên lập lại cùng một keyword quá 2 lần.

2. Meta Description tag :

Meta Description tag mô tả nội dung website của bạn. Search engine sẽ dùng nội dung này để mô tả ngắn gọn nội dung trang web khi thể hiện kết quả tìm kiếm cho người dùng. Thẻ Meta description nên bao gồm nhiều từ khóa được tổ chức trong 1 câu có ý nghĩa.
- Đặt keyword phrase ở đầu description để đạt được thứ hạng cao nhất có thể.
- Cố gắng giữ description trong khoảng 255 ký tự.

3. Meta Keyword tag :

Meta Keyword tag cho phép bạn cung cấp thêm thông tin cho search engine về nội dung website của bạn. Bạn nên kèm theo 25 từ hay cụm từ ngăn cách bởi dầu phẩy trong mete keyword tag.

Dưới đây là ví dụ của thẻ header của một website :

Quote
<head> <title> Natural Weight Loss Pills</title>
<meta name="Description" content="Weight Loss Pills Information”>
<meta name="keywords" content="Weight Loss Pills, Diet Pills, Weight Loss Supplements, Appetite Suppressants”>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=iso-8859-1">
<meta name="robots" content="index,follow">(tells robots to follow links)
</head>

Thỉnh thoảng sẽ có thêm một vài đoạn mã cần thiết phải đặt trong the header, ví dụ như khi sử dụng JAVA scripts hay CSS (cascade style sheet).

Lưu ý là nội dung thẻ header sẽ không được thể hiện trên trình duyệt.

4. Body text :

Nội dung trong thẻ body, sẽ hiện lên trong trình duyệt.
Đây là phần mà visitor sẽ thấy khi tham quan website của bạn. Có nhiều vấn đề cần xem xét khi đặt keyword trong nội dung của website. Hầu hết các search engine sẽ chỉ mục (index) tất cả chữ (text) trong mỗi trang web, vì thế việc việc đặt keyword xuyên suốt nội dung trang web thì rất quan trọng. Tuy nhiên, mỗi search engine (SE) sử dụng các thuật tóan khác nhau để xếp hạng webpage.

Đưới đây là một số quy định chung mà mội người nên tuân theo:

- Đảm bảo trang chủ chính của bạn có đủ keyword. Nó sẽ có cơ hội được index nhiều hơn những trang khác, và nó sẽ chỉ là trang được index bởi 1 số SE. Một vài search engines xếp hạng webpage cao nếu nó có ít nhất 100 từ, vì thế nội dung của bạn nên có tối thiều 100 words. Khi submit website của bạn vào directories thì các Directories đòi hỏi website của bạn phải có nội dung tốt (quality content) , đó trang web của bạn phải có nội dung thật sự chứ không phải chỉ là trang list các keyword.

- Các thẻ H1, H2...H6 (heading) thì cũng rất hữu ích trong việc SEO, bạn nên đặt keyword chính trong những thẻ này. Tôi đề nghị dùng 1 keyword chính trong 1 thẻ H1, và mỗi keyword phụ trong 2 thẻ H2.

- In đậm và in nghiêng các keyword chính ít nhất 1 lần (khuyến cáo không nên in đậm hoặc nghiêm tất cả keyword).

Off-page SEO (Link popularity)

Link Exchange (Trao đổi liên kết )

Có một vài điều lưu ý khi trao đổi liên kết mà bạn cần xem xét. Khi trao đổi liên kết bạn nên tìm những website có nội dung tốt, cùng chủ đề hoặc tương tự website của bạn.

Để trao đổi liên kết, bạn thực hiện như sau : bạn tìm kiếm những site có cùng chủ đề. Sau đó, bạn email cho các webmaster , hỏi xem họ có vui lòng trao đổi liên kết với mình không. Nếu họ đồng ý thì họ sẽ đặt liên kết đến website của bạn, ngược lại bạn cũng sẽ đặt liên kết đến website của họ.

Thực hiện đúng chiến lược xây dựng liên kết sẽ mang lại cho bạn các lợi ích sau:
- Gia tăng traffic cho website của bạn.
- Tăng hạng trên các search engine.
- Cung cấp thêm tài nguyên cho trang web của bạn
- Tiết kiệm được tiền quảng cáo.

Một số cách khác để người khác trỏ liên kết đến site của bạn:

-Cho phép người khác phát hành nội dung, bài viết của bạn trên website của họ, bạn sẽ đặt liên kết đến website của bạn ở cuối nội dung bài viết, những người khác muốn sử dụng nội dung, bài viết của bạn phại ghi rõ nguồn gốc bài viết và do đó họ tự động link đến site của bạn.

- Tạo một directory trên site của bạn và cho phép người khác submit site họ vào directory của bạn, đặt quảng cáo của bạn trên đầu trang chủ directory.

- Phát hành miễn phí ebook cho visitor. Ebook phải có nội dung liên quan đến website của bạn. Cho phép họ phát hành miễn phí cho visitor của họ nhưng phải đặt liên kết đến website của bạn.

Directory Submission (Submit website vào các directory)

Một vài search engine sẽ đánh giá cao website được list trên các directory có uy tín, điều đó giải thích tại sao việc submit site bạn vào directory là rất cần thiết. Trước khi submit website vào các directories bạn phải tối ưu hóa website, submit vào đúng category nếu không sẽ bị từ chối.

Dưới đây là một vài directory uy tín mà bạn nên submit:
- Yahoo (phí $299/năm)
- DMOZ miễn phí
- Jayde B2B miễn phí
- GoGuides miễn phí
- Zeal miễn phí. 

0 comments: